Chuyên mục
VIC News

Mạng xã hội đã tác động đến doanh nghiệp bạn thế nào?

Dù bạn chỉ mới thành lập doanh nghiệp với quy mô hoạt động nhỏ, hoặc bạn đăng ký kinh doanh qua một cửa hàng trực tuyến thì phương tiện truyền thông xã hội rất quan trọng đối với chiến lược tiếp thị kinh doanh của bạn. Nếu khách hàng có trải nghiệm tốt với thương hiệu qua mạng truyền thông thì tỷ lệ khách hàng biết đến doanh nghiệp bạn sẽ tăng cao nhờ vào sự giới thiệu của khách hàng trước. Nó cho thấy tầm quan trọng của phương tiện truyền thông xã hội trong doanh nghiệp. Để duy trì tốc độ cạnh tranh, các doanh nghiệp phải tận dụng các nền tảng truyền thông xã hội phổ biến.

Tại sao mạng xã hội lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

Phương tiện truyền thông xã hội đã thay đổi rất nhiều bối cảnh kinh doanh. Đây là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của tiếp thị kỹ thuật số, mang lại những lợi ích đáng kinh ngạc giúp tiếp cận hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới.

Nếu bạn là một giám đốc điều hành hoặc một chủ doanh nghiệp nhỏ, điều rất quan trọng là phải biết lý do tại sao bạn cần phải sử dụng mạng xã hội và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công việc kinh doanh của bạn.

Cụ thể thì mạng xã hội giúp ích cho các doanh nghiệp trong ba lĩnh vực chính:

Xây dựng thương hiệu : Phương tiện truyền thông xã hội là một trong những nền tảng tiếp thị kỹ thuật số có lợi nhất giúp tăng khả năng hiển thị thương hiệu của bạn trong số các khách hàng tiềm năng, cho phép bạn tiếp cận lượng khán giả lớn hơn. Bằng cách áp dụng chiến lược dịch vụ khách hàng trên mạng xã hội , bạn đã tăng đáng kể khả năng nhận diện thương hiệu của mình.

Tương tác đa kênh : Nghiên cứu cho thấy, 60% thế hệ trẻ mong đợi trải nghiệm nhất quán khi giao dịch với các thương hiệu trực tuyến, tại cửa hàng hoặc qua điện thoại. Các chiến lược truyền thông xã hội thúc đẩy mức độ tương tác của người dùng trên các kênh để thu hút khách hàng và mang lại trải nghiệm khách hàng trên nhiều kênh tốt hơn.

Tăng trưởng kinh doanh : Tương tác xã hội giữa doanh nghiệp và khách hàng là một xu hướng ngày càng phổ biến giúp tăng doanh số bán hàng và cải thiện lòng trung thành với thương hiệu. Báo cáo nghiên cứu gần đây cho biết, hơn 65% doanh nghiệp sử dụng mạng xã hội để tăng khách hàng tiềm năng.

Tác động tích cực của phương tiện truyền thông xã hội đối với doanh nghiệp

Phương tiện truyền thông xã hội có nhiều tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh về nhận diện thương hiệu, mức độ tương tác của khách hàng, doanh thu và dịch vụ khách hàng . Nó cũng là một công cụ tuyệt vời để đánh giá đối thủ cạnh tranh của bạn và cách họ sử dụng mạng xã hội để phát triển.

Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu 9 cách tích cực về tác động của mạng xã hội đối với doanh nghiệp

1. Truyền thông xã hội cải thiện dịch vụ khách hàng đa kênh của bạn

Khách hàng ngày nay chọn phương tiện truyền thông xã hội là nguồn chính để tương tác với thương hiệu khi họ thu hút được sự chú ý ngay lập tức. Nghiên cứu cho biết 42% người tiêu dùng mong đợi phản hồi trên mạng xã hội trong vòng 60 phút.

Phương tiện truyền thông xã hội là một kênh mạnh mẽ để thu hút khách hàng tiếp cận với bạn thông qua các kênh truyền thông xã hội khác nhau như Facebook , Twitter, LinkedIn, Instagram , Whatsapp để mang lại trải nghiệm nhắn tin đa kênh liền mạch.

Ví dụ về dịch vụ khách hàng trên mạng xã hội củ thương hiệu giày nổi tiếng Nike

Nike đã tuân theo một chiến lược dịch vụ khách hàng xuất sắc. Nó có một trong những tài khoản dịch vụ khách hàng mạnh nhất trên Twitter. Họ có một tài khoản Twitter chuyên dụng,  Team Nike , cung cấp hỗ trợ bảy ngày trong tuần và bằng bảy ngôn ngữ khác nhau. Khi khách hàng có vướng mắc cần được giải đáp, team nike sẽ phản hồi ngay lập tức. Điều này cho thấy thương hiệu đã tận tâm như thế nào để giải quyết các vấn đề của khách hàng.

2. Truyền thông xã hội giúp tiếp cận với lượng khán giả lớn hơn

Gần 90% các nhà tiếp thị nói rằng các nỗ lực tiếp thị xã hội của họ đã tăng khả năng hiển thị cho doanh nghiệp của họ và 75% nói rằng họ đã tăng lưu lượng truy cập. Đó là một cách lý tưởng để tạo nhận thức về thương hiệu và giữ liên lạc với khách hàng của bạn.

Các nền tảng truyền thông xã hội đang trở thành nguồn chính để mọi người tìm hiểu thêm về doanh nghiệp như thông tin mới nhất về sản phẩm, dịch vụ, quảng cáo, ưu đãi hoặc khuyến mãi mới.

Dưới đây là một số mẹo để hiển thị thương hiệu của bạn với nhiều đối tượng hơn.

  • Phân khúc đối tượng của bạn : Trước khi truy cập vào các nền tảng xã hội, hãy đảm bảo rằng đối tượng mục tiêu của bạn có trên nền tảng đó hay không.

  • Tận dụng hình ảnh :  Khi bạn đã phân khúc đối tượng, hãy sử dụng hình ảnh hấp dẫn cùng với nội dung để thu hút sự chú ý ngay lập tức và tăng cường sự tương tác.

  • Bắt đầu cuộc trò chuyện : Tham gia vào các nền tảng xã hội không chỉ bằng cách lắng nghe mà còn bằng cách xây dựng các cuộc trò chuyện hiệu quả thông qua việc gắn thẻ hoặc đề cập đến người khác.

  • Đo lường nỗ lực của bạn : Điều rất quan trọng là đo lường hoạt động xã hội của bạn bằng cách sử dụng các công cụ bên ngoài.

Các kênh xã hội cho phép doanh nghiệp chia sẻ tin tức kinh doanh và thậm chí đăng ảnh liên quan hoặc liên kết đến các câu chuyện, nghiên cứu trong ngành của họ. Nó cũng xây dựng lòng tin với khách hàng và giới thiệu mình với một nhóm khách hàng tiềm năng mới.

 3. Truyền thông xã hội tạo ra lời truyền miệng

Trên thực tế, mạng xã hội giúp quảng bá về doanh nghiệp của bạn. Với sự xuất hiện của truyền thông xã hội và sự tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng, điều này tác động đến sự phát triển của tiếp thị truyền miệng.

Những thay đổi như vậy ảnh hưởng đến cách các doanh nghiệp có thể tận dụng sức mạnh của truyền miệng cho các mục đích tiếp thị và ngược lại, tác động của truyền miệng đối với doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy 72% mọi người xem các bài đánh giá trực tuyến giống như các đề xuất cá nhân của bạn bè và gia đình.

4. Truyền thông xã hội cho phép thu thập phản hồi đầu tiên của khách hàng

Nền tảng truyền thông xã hội cho phép doanh nghiệp thu thập phản hồi trực tiếp từ khách hàng để cải thiện hình ảnh thương hiệu, danh tiếng và mối quan hệ với khách hàng. Khách hàng phải cảm thấy như họ được lắng nghe, được trân trọng và điều này khiến họ tiếp tục chọn thương hiệu sản phẩm công ty bạn cho lần mua tiếp theo.

Vì vậy, hãy phản hồi mọi bài đăng, bình luận, gợi ý và tận dụng nó một cách tốt nhất để phát triển thương hiệu của bạn. Các doanh nghiệp tương tác với các yêu cầu dịch vụ của khách hàng thông qua mạng xã hội sẽ kiếm được thêm 20% – 40% doanh thu trên mỗi khách hàng. Điều này sẽ cho phép bạn thể hiện mức độ bạn quan tâm và sẽ đảm bảo rằng không có phản hồi nào của khách hàng bị bỏ qua.

5. Truyền thông xã hội cải thiện sự tương tác của người dùng

Với một người trung bình chỉ dành dưới hai giờ mỗi ngày trên mạng xã hội, tương tác trên mạng xã hội là điều cần thiết để đảm bảo thương hiệu của bạn đang thu hút đủ sự chú ý. Thiết lập sự hiện diện trên mạng xã hội , xây dựng và thu hút họ một cách hiệu quả bằng nội dung chất lượng để giữ chân họ ở lại trang và thúc đẩy hành động mua hàng của họ. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất mà bạn có thể thu được từ việc đầu tư vào mạng xã hội là tiếp cận với khách hàng tiềm năng của bạn ở bất cứ nơi nào họ truy cập vào Internet.

Tương tác trên mạng xã hội là tích cực vì danh tiếng mà nó tạo ra cho thương hiệu của bạn nhưng mặt khác, một dòng tweet tiêu cực duy nhất có thể mang lại dư luận xấu trong một sớm một chiều, điều này rất khó để đảo ngược. Dưới đây là một số phương pháp hay nhất để thu hút người dùng.

  • Giữ thương hiệu của bạn ở đầu nguồn cấp tin tức bằng cách đăng nội dung dí dỏm và hấp dẫn thường xuyên.

  • Hình ảnh làm tăng tỷ lệ tương tác vì vậy hãy sử dụng hình ảnh.

6. Truyền thông xã hội tăng mức độ trung thành với thương hiệu của bạn

“Một thương hiệu không là gì khác ngoài sự thể hiện lòng trung thành và sự tin cậy của khách hàng.”

Xây dựng và duy trì lòng trung thành với thương hiệu là một trong những chủ đề trọng tâm của mọi doanh nghiệp. Phương tiện truyền thông xã hội giúp bạn xây dựng mối quan hệ với khách hàng của mình thông các nền tảng giao lưu, giúp tăng lòng trung thành và sự ủng hộ.

Những người theo dõi trung thành trên mạng xã hội là những người ủng hộ thương hiệu có tiềm năng cao. Họ rất có thể nói về thương hiệu của bạn một cách tích cực, ngay cả khi không có sự thuyết phục.

Mong bài viết trên đã cho bạn cái nhìn rõ nét hơn về tầm quan trọng của mạng xã hội và cách mà nó ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Theo Thành lập doanh nghiệp 

Chuyên mục
VIC News

Kinh doanh mỹ phẩm theo mô hình D2C: Cơ hội thành công nào cho các thương hiệu Việt?

D2C là gì? Và những mô hình kinh doanh mỹ phẩm D2C tại Việt Nam cần làm gì để phát triển?

Trong các năm gần đây, các doanh nghiệp áp dụng mô hình D2C (Direct-To-Consumer – bán trực tiếp tới khách hàng) đang tạo ra sự thay đổi lớn trong hầu hết các ngành nghề và gặt hái được rất nhiều thành công, đặc biệt là ở mảng mỹ phẩm và làm đẹp.

Một số ví dụ tiêu biểu trên thế giới

Kylie Cosmetics

Kylie Cosmetics là thương hiệu mỹ phẩm do Kylie Jenner — một influencer nổi tiếng — thành lập tại Mỹ năm 2014. Đến 2019, Kylie Cosmetics có giá trị gần 1.2 tỷ USD, biến Kylie Jenner trở thành tỷ phú tự thân trẻ tuổi nhất thế giới ở độ tuổi 22. Tuy khởi đầu nhỏ với một bộ sưu tập gồm 3 thỏi son môi giá 29 USD/thỏi, với đam mê mãnh liệt về làm đẹp, tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, và am hiểu nhu cầu đích thực của khách hàng mục tiêu, Kylie đã nhanh chóng bán hết 15.000 thỏi son

Với thành công của Kylie Cosmetics, Kylie Jenner đã trở thành tỷ phú tự thân trẻ tuổi nhất thế giới ở độ tuổi 22.

Tiếp nối thành công ban đầu, Kylie tung ra son nước, kem mắt, bảng màu trang điểm, túi mỹ phẩm,… hợp tác với các influencers khác và các nhãn hiệu thời trang danh tiếng để tạo các dòng sản phẩm mới tung ra vào các ngày lễ trong năm; mở rộng ra sản phẩm chăm sóc da và sản phẩm cho em bé. Chỉ trong vòng 18 tháng đầu tiên, doanh số của Kylie Cosmetics đạt 420 triệu USD. Cuối năm 2019, Kylie bán 51% cổ phần với giá 600 triệu USD cho Coty Inc., một công ty tại Mỹ có hơn 100 năm kinh nghiệm về sản xuất sản phẩm làm đẹp.

KORA Organics

Một ví dụ khác là KORA Organics – nhãn hàng mỹ phẩm sạch do siêu mẫu Miranda Kerr sáng lập năm 2009, tới 2018 được định giá 13.2 tỷ USD. Bản thân là một siêu mẫu, người mẹ 2 con, và có đam mê với chăm sóc sức khoẻ và da, Miranda sáng lập KORA và tạo sự khác biệt ở thời điểm đó với cam kết các sản phẩm đều từ các nguyên liệu sạch 100%. Sản phẩm của KORA thường chỉ được phân phối độc quyền bởi các chuỗi siêu thị/trung tâm mua sắm lớn tại mỗi quốc gia để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Sau 10 năm hoạt động, hiện KORA Organics đã có mặt tại hơn 25 quốc gia.

Fenty Beauty, thương hiệu mỹ phẩm được thành lập bởi nữ ca sĩ Rihanna dưới trướng tập đoàn LVMH, vận hành theo mô hình D2C thông qua trang thương mại điện tử của mình.

Honest Company

The Honest Company – thương hiệu đồ chăm sóc sức khỏe trẻ em sáng lập bởi diễn viên Jessica Alba và Brian Lee năm 2012 với 6 triệu USD tiền cá nhân. Các sản phẩm của họ hoàn toàn không chứa các chất độc tố hoá học, giá cả hợp lý, thân thiện với môi trường. Công ty tăng trưởng rất nhanh và đạt tới giá trị 1 tỷ đô nhờ một vài vòng gọi vốn quỹ đầu tư.

Khi tăng trưởng quá nhanh, công ty nới lỏng kiểm soát chất lượng một số dòng sản phẩm mới tại các thị trường mới, dẫn đến một loạt scandal và kiện cáo trong thời gian 2015 – 2017 ảnh hưởng lớn tới danh tiếng và doanh thu, và đã phải gọi thêm vốn mới ở giá trị dưới 1 tỷ USD. Tuy nhiên, từ 2017 đến nay, công ty đã trở lại với nhiệm vụ ban đầu là mang lại các sản phẩm an toàn và sạch cho người tiêu dùng, đầu tư nhiều hơn vào Nghiên cứu & Phát triển, tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm, giảm số lượng sản phẩm mới, và đang trên đà tăng trưởng tốt trở lại.

Ngoài ra, ta còn có thể kể đến các trường hợp thành công của Drunk Elephant (thương hiệu mỹ phẩm theo mô hình D2C được mua lại bởi Shiseido với giá 845 triệu USD), Glossier (giá trị 1,2 tỷ USD), ColourPopJuvia’s PlaceJeffree Star CosmeticsDollar Shave Club (thương hiệu dao cạo râu theo mô hình D2C được mua lại bởi Unilever giá 1 tỷ USD), Away Luggage (thương hiệu vali theo mô hình D2C giá trị 1,4 tỷ USD).

Vậy, D2C là mô hình gì?

D2C (Direct-to-customer) là một dạng mô hình kinh doanh trong đó doanh nghiệp phân phối trực tiếp sản phẩm đến khách hàng (qua cửa hàng chính hãng, website, thương mại điện tử, mạng xã hội), loại bỏ khâu đại lý và trung gian. Các công ty làm D2C có thể sở hữu một số nhà máy sản xuất, hoặc hợp tác với các đối tác sản xuất nước ngoài rồi nhập hàng, gắn mác, và kinh doanh.

Khó khăn của các startups theo mô hình D2C

Cạnh tranh cao trong thị trường khiến cho chi phí bỏ ra để có khách hàng mới (CAC — Customer acquisition cost) thường rất cao, thậm chí cao hơn cả giá trị vòng đời của khách hàng (LTV — Customer Lifetime Value) chứ chưa nói đến việc đạt được tỷ lệ LTV/CAC=3;

Để giảm CAC thì giai đoạn đầu cần dựa vào một cộng đồng có tương tác cao và một influencer/KOL/founder có sức hút riêng; vì vậy mà trong giai đoạn đầu cũng thường bị phụ thuộc vào hình ảnh của một influencer/KOL.

Chi phí đầu tư thường lớn và phải lo một lúc nhiều công đoạn: từ tìm đối tác sản xuất tốt (“manufacturing partners”), nhập khẩu, kiểm duyệt, kho vận, marketing, phân phối, hậu cần và chăm sóc khách hàng.

Lợi thế của mô hình D2C là có thể thu thập nhiều dữ liệu thực của người dùng và liên tục đổi mới, cải tiến sản phẩm dựa trên feedback trực tiếp của người dùng, thường sẽ chính xác hơn phản ánh từ đại lý.

Lợi thế của các startups theo mô hình D2C

  • Có thể thu thập nhiều dữ liệu thực của người dùng và liên tục đổi mới, cải tiến sản phẩm dựa trên feedback trực tiếp của người dùng, thường sẽ chính xác hơn phản ánh từ đại lý;
  • Áp dụng nhanh chóng hơn các chiến lược marketing mới, hấp dẫn người dùng trẻ;
  • Chất lượng đạt chuẩn nhưng bán ở giá hấp dẫn hơn sản phẩm của các thương hiệu lớn do cắt được nhiều lớp trung gian phân phối;
  • Margin lợi nhuận rất lớn: gross margin thường không ít hơn 50%, thậm chí có thể lên tới hơn 70%, do vậy có cơ hội đạt được EBITDA dương sớm hơn các startups thuần về công nghệ.

Điểm chung của các câu chuyện thành công

  • Lấy người dùng làm trọng tâm: mang lại thật nhiều giá trị cho người dùng, từ chất lượng (cam kết sạch, organic,… ), giá cả, trải nghiệm mua sắm cá nhân (chăm sóc khách hàng tận tình với từng khách hàng lẻ, sản phẩm được đóng gói tỉ mỉ, có lời cảm ơn khách hàng… ), chính sách hậu mãi; từ đó xây dựng được mối quan hệ trực tiếp giữa thương hiệu với khách hàng;
  • Khi một thương hiệu mới đủ sức phá đảo thị trường với sản phẩm cải tiến thì sẽ được mua lại bởi một tập đoàn lớn hoặc được đầu tư bởi các quỹ đầu tư có vốn chủ sở hữu cá nhân (PE — Private Equity) trước khi đưa lên sàn chứng khoán (IPO).

Bài viết từ: vietcetera.com

Chuyên mục
VIC News

Quyết định thành lập Câu Lạc Bộ Influencer Việt Nam

Vào ngày 28/06/2021, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam Nguyễn Minh Hồng đã ký ban hành Quyết định số 23/QĐ-HTTS về việc thành lập Câu lạc bộ Influencer Việt Nam. Đây là bước đánh dấu quan trong hoạt động của Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), khẳng định trách nhiệm và tư duy mong muốn tạo ra một môi trường phát triển một cách chính thống, bài bản, tuân thủ pháp luật và được bảo vệ dành cho những người có sức ảnh hưởng đến cộng đồng trên lãnh thổ Việt Nam.

Câu lạc bộ Influencer Việt Nam, hay còn gọi là Vietnam Influencer Club – VIC là đơn vị trực thuộc chính thức của Hội truyền thông số Việt Nam – VDCA, sẽ phối hợp với các đơn vị trực thuộc khác của VDCA, hoạt động theo Quy chế được phê duyệt nhằm phát triển hoạt động của những Người Ảnh Hưởng trên môi trường truyền thống và môi trường mạng xã hội; VIC làm việc với các đơn vị chủ quản mạng xã hội hiện có để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho những Người Ảnh Hưởng, hỗ trợ xử lý những phát sinh trong quá trình hoạt động của Người Ảnh Hưởng trên các mạng xã hội khi được yêu cầu.

Cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của Câu lạc bộ Influencer Việt Nam như sau:

Chức năng
 
Câu lạc bộ Influencer Việt Nam (VIC) là đơn vị trực thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam , thực hiện chức năng tập hợp, kết nối những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, để cùng triển khai thực hiện các hoạt động lành mạnh, an toàn, ý nghĩa, kết nối những kênh nền tảng nội dung đang phát triển trên mạng xã hội như: Facebook, TikTok, Zalo …để cùng nhận diện, đánh giá các luồng thông tin, giúp Hội Truyền thông số Việt Nam có được góc nhìn về các Influencer tại Việt Nam. Góp phần xây dựng môi trường mạng xã hội tốt đẹp hơn.
 
Nhiệm vụ
 
  • Đánh giá thực trạng của các Influencer trên môi trường mạng xã hội tại Việt Nam, báo cáo Hội Truyền thông số Việt Nam.
  • Tổ chức thực hiện các hoạt động góp phần định hướng hoạt động của cộng đồng Influencer tại Việt Nam để hướng tới những nội dung tốt đẹp hơn, tích cực hơn.
  • Thực hiện các hoạt động cầu nối giữa  các cơ quan nhà nước, các Hội, Hiệp hội với cộng đồng Influencer Việt Nam.
  • Chia sẻ các kiến thức về mạng xã hội với Hội Truyền thông số Việt Nam.
  • Tổ chức những buổi trao đổi định kỳ về mạng xã hội với các thành viên Câu lạc bộ.(bao gồm người ảnh hưởng, đại diện nền tảng…)
  • Tổ chức cho các thành viên Câu lạc bộ trao đổi thông tin thông qua Diễn đàn Người Ảnh Hưởng (VIC);
  • Tổ chức Các hoạt động khác theo quyết định của Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ;
  • Hỗ trợ giải quyết sự cố hoặc các vấn đề gặp phải của các thành viên Câu lạc bộ trên các mạng xã hội;
Quyết định thành lập Câu lạc bộ Influencer Việt Nam - đơn vị trực thuộc Hội truyền thông số Việt Nam
Chuyên mục
VIC News

TikTok tổ chức cuộc thi Vì một Việt Nam xanh

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp TikTok tổ chức cuộc thi làm video ngắn nhằm nâng cao ý thức bảo vệ cây xanh và môi trường với Chủ đề “Vì một Việt Nam xanh – #TetTrongCay”

Theo đó, cuộc thi sẽ được tổ chức chính trên TikTok với mục tiêu khuyến khích khả năng sáng tạo của giới trẻ và nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi về việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, trồng và bảo vệ rừng, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, cuộc thi đồng thời được sự quan tâm và tài trợ của Câu lạc bộ Influencer Việt Nam (Vietnam Influencer Club – VIC), một đơn vị thành viên của Hội truyền thông số Việt Nam (VDCA) và T-Group.

Cuộc thi “Vì một Việt Nam xanh- #TetTrongCay” được phát động từ ngày 01/02/2020; nhận bài dự thi từ ngày 02/2/2020 đến ngày 29/03/2020; tổng kết và trao giải vào ngày 19/5/2020. Các cá nhân hoặc nhóm người dùng, đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam có thể tham dự bằng cách đăng tải 01 video ngắn có thời lượng 15-60 giây về ươm giống, trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh trên TikTok với hashtag #TetTrongCay để lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường của bản thân. Ngoài ra, TikTok sẽ phát hành sticker riêng cho chiến dịch mang hình ảnh cây cỏ, hoa lá… tạo cảm hứng sáng tạo và kêu gọi tình yêu thiên nhiên, ý thức phủ xanh đô thị trong cộng đồng.

Năm 2019, Việt Nam và toàn cầu phải liên tục với nhiều thảm họa cháy rừng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam ghi nhận 156 vụ cháy rừng, diện tích bị ảnh hưởng lên đến 930 ha. Trong khu vực, cháy rừng Indonesia gây thiệt hại 16 tỉ USD, khiến hơn 500.000 người bị các bệnh về đường hô hấp và tình trạng khẩn cấp. Trên tầm quốc tế, “lá phổi xanh” Amazon phải chịu “thiêu đốt” bởi gần 80.000 vụ cháy trong năm và nước Úc hiện vẫn đang gánh chịu hậu quả nặng nề từ thảm họa cháy rừng thập kỷ vừa xảy ra vào cuối năm 2019.

Công dân toàn cầu phải hành động vì môi trường xanh, trồng rừng để khôi phục hệ động thực vật và giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Do đó, #TetTrongCay là cơ hội và trải nghiệm thiết thực để người Việt gửi gắm thông điệp và góc nhìn cá nhân về việc trồng cây xanh đến với cộng đồng, trực tiếp tuyên truyền và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thông qua công nghệ 4.0.

Chánh Văn phòng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh – Ông Nguyễn Bình Minh chia sẻ: “Với hàng loạt thảm hoạ thiên nhiên đáng thương tâm trong năm vừa qua, bảo vệ môi trường đã trở thành chủ đề nóng bỏng hơn bao giờ hết. Trong vai trò xây dựng, định hướng cho lớp thanh niên thế hệ mới, chúng tôi đã kết hợp với TikTok – nền tảng chia sẻ quen thuộc, gần gũi với các bạn để khai thác những nội dung độc đáo và gửi gắm những thông điệp sâu sắc dành cho môi trường xanh trong ngày Tết Trồng Cây truyền thống, đồng thời kêu gọi thế hệ thanh niên hành động thiết thực vì môi trường”.

Sau chiến dịch, 50 video có lượt tương tác cao nhất tính vào ngày 29.03.2020 sẽ tham dự vòng chung kết. Các giải thưởng bao gồm 01 giải nhất, 02 giải nhì, 02 giải ba và 45 giải khuyến khích cho các video xuất sắc. Đồng thời, TikTok dự kiến sẽ cùng Trung Ương Đoàn thực hiện trồng 1.000 cây xanh trên toàn quốc, tạo nên giá trị bền vững và ý nghĩa cho cuộc thi năm nay.

Đây không phải là hoạt động thiết thực vì môi trường duy nhất được thực hiện trên nền tảng TikTok. Trong năm 2019, thông qua sáng kiến TikTok for Good và các hoạt động An toàn, TikTok đã không ít lần hiện thực hóa cam kết đóng góp cho môi trường. Ba chiến dịch nổi trội nhất gồm #SaveOurOceans, #ForClimate và #ZeroWaster đã ghi nhận nhiều kết quả khả quan từ người dùng với tổng cộng hơn 1,8 tỷ lượt xem, tạo ra sự đóng góp thiết thực về vật chất đồng thời nâng cao nhận thức của người dùng về các vấn đề môi trường.

“Khuyến khích người dùng tận dụng nền tảng công nghệ để lan toả những giá trị tích cực là điều mà TikTok luôn hướng đến. Chúng tôi rất vinh hạnh được đồng hành cùng với Trung Ương Đoàn trong chiến dịch Tết Trồng cây năm nay. Thông qua chiến dịch, chúng tôi hy vọng sẽ tạo cảm hứng cho cộng đồng quan tâm hơn đến vấn đề biến đổi khí hậu, chủ động trồng, chăm sóc  và bảo vệ cây xanh, cùng nhau bảo vệ rừng và môi trường xung quanh”, theo chia sẻ của ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc Chính sách, TikTok Việt Nam.

 

Chuyên mục
VIC News

Sẽ có giải thưởng Tôn vinh những Nhà sáng tạo nội dung trực tuyến

Cùng với việc ra mắt Câu lạc bộ các Nhà Sáng tạo Nội dung Trực tuyến – Vietnam Influencer Club (VIC) với nhiều hoạt động ý nghĩa, giải thưởng cho những Nhà sáng tạo nội dung trực tuyến sẽ tôn vinh những cá nhân có nhiều đóng góp cho xã hội, nằm trong hệ thống giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (VDA) mà Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) đang chủ trì.

Ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông Số Việt Nam và ông Nguyễn Lâm Thanh - Giám đốc Chính sách của TikTok Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược.

TikTok và VDCA vừa ký hợp tác chiến lược với mong muốn gắn kết sâu sát, đóng vai trò tích cực và chủ đạo trong sự phát triển của nền kinh tế sáng tạo Việt Nam. Bước đầu, Hội và TikTok sẽ chung tay xây dựng Câu lạc bộ các Nhà sáng tạo Nội dung trực tuyến – Vietnam Influencer Club (VIC).

Đây là sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Lễ ra mắt TikTok Trends Creator Academy tại TP.HCM.

Lãnh đạo hai tổ chức này cho biết, sau một vài chương trình hợp tác với TikTok, VDCA đã nhận thấy tiềm năng và sức mạnh của cộng đồng các Nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng video ngắn nói riêng và trên các nền tảng trực tuyến nói chung. Sau nhiều phiên thảo luận, Hội đã quyết định hợp tác chiến lược với TikTok, nhằm mang đến môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ngành sáng tạo nội dung trực tuyến tại Việt Nam.

Bước đầu, Hội và TikTok sẽ chung tay xây dựng Câu lạc bộ (CLB) các Nhà Sáng tạo Nội dung Trực tuyến – Vietnam Influencer Club (VIC). Mô hình CLB sẽ do Hội quản lý, có quy mô toàn quốc. CLB VIC là tổ chức tự nguyện của cá nhân, tập thể hoạt động trong lĩnh vực Sáng tạo nội dung trực tuyến.

Mục tiêu của CLB là xây dựng một môi trường lành mạnh để định hướng, tư vấn, hỗ trợ, hợp tác, liên kết, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tạo điều kiện cho các Nhà sáng tạo nội dung phát triển sự nghiệp. CLB cũng là nơi bảo vệ quyền lợi, tập hợp ý kiến của các thành viên để phản ánh, kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực sáng tạo nội dung trực tuyến, một lĩnh vực hết sức mới tại Việt Nam.

Riêng về kế hoạch ngắn hạn, CLB sẽ xây dựng các buổi hội thảo, tọa đàm, mở các lớp huấn luyện và các buổi chia sẻ… tạo ra sân chơi tích cực cho các Nhà sáng tạo nội dung trực tuyến. CLB cũng sẽ kiến nghị Hội truyền thông số Việt Nam và các cấp chính quyền xây dựng giải thưởng Tôn vinh những Nhà sáng tạo nội dung trực tuyến có nhiều đóng góp cho xã hội, nằm trong hệ thống giải thưởng VDA mà VDCA đang chủ trì.

Đây là sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Lễ ra mắt TikTok Trends Creator Academy tại TP.HCM.

Lãnh đạo hai tổ chức này cho biết, sau một vài chương trình hợp tác với TikTok, VDCA đã nhận thấy tiềm năng và sức mạnh của cộng đồng các Nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng video ngắn nói riêng và trên các nền tảng trực tuyến nói chung. Sau nhiều phiên thảo luận, Hội đã quyết định hợp tác chiến lược với TikTok, nhằm mang đến môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ngành sáng tạo nội dung trực tuyến tại Việt Nam.

Bước đầu, Hội và TikTok sẽ chung tay xây dựng Câu lạc bộ (CLB) các Nhà Sáng tạo Nội dung Trực tuyến – Vietnam Influencer Club (VIC). Mô hình CLB sẽ do Hội quản lý, có quy mô toàn quốc. CLB VIC là tổ chức tự nguyện của cá nhân, tập thể hoạt động trong lĩnh vực Sáng tạo nội dung trực tuyến.

Nguồn: viettimes.vn